Thí sinh chỉ xét tốt nghiệp sẽ thi tại
trường hoặc cụm trường phổ thông ở địa phương; thí sinh vừa xét tốt
nghiệp vừa vào đại học sẽ thi tại cụm do ĐH tổ chức; bài thi chấm theo
thang điểm 10...
Chiều tối 26/2, Bộ GD&ĐT công bố quy chế kỳ thi tốt nghiệp THPT
quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015. Với mục tiêu lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT; cung cấp thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; cung cấp dữ liệu làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nhấn mạnh kỳ thi phải đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan và công bằng.
Thi Toán, Văn với tất cả các khối
Diễn ra vào các ngày 1, 2, 3, 4 tháng 7/2015, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia sẽ tổ chức thi 8 môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn
thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và một môn do thí sinh tự chọn
trong các môn thi còn lại.
Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không
đảm bảo chất lượng được Giám đốc sở GD&ĐT xem xét, quyết định cho
phép chọn môn thi thay thế môn Ngoại ngữ trong số các môn tự chọn.
Để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh ĐH, CĐ thí sinh phải
dự thi 4 môn nói trên và đăng ký dự thi thêm các môn phù hợp với tổ hợp
các môn thi để xét tuyển sinh do trường ĐH, CĐ quy định. Những thí
sinh đã tốt nghiệp THPT phải đăng ký dự thi các môn thi theo quy
định của trường ĐH, CĐ đối với ngành đào tạo mà thí sinh có nguyện vọng.
Hai loại cụm thi
Những cụm thi cho các thí sinh vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT
vừa xét tuyển sinh ĐH, CĐ sẽ do trường ĐH chủ trì phối hợp với Sở
GD&ĐT. Những cụm thi này sẽ tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất hai
tỉnh, thành phố.
Những thí sinh chỉ dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT sẽ
được tổ chức thi trong cụm tại trường hoặc liên trường phổ thông của
tỉnh, do sở GD&ĐT chủ trì phối hợp với trường ĐH.
![]() |
Quy chế thi tốt nghiệp THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 có nhiều thay đổi.
|
Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi theo hướng dẫn của các trường, thí
sinh tự do đăng ký tại địa điểm do sở GD&ĐT quy định. Hạn cuối nhận
hồ sơ dự thi là trước ngày 30/4 hàng năm. Hết hạn nộp hồ sơ nếu phát
hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo cho Hiệu trưởng
trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội
đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng
nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải
thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi.
Đề chủ yếu trong chương trình lớp 12, thang điểm 10
Đề thi sẽ đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh, vừa đáp ứng yêu
cầu cơ bản (để tốt nghiệp THPT) và yêu cầu nâng cao (để tuyển sinh ĐH,
CĐ). Đề thi tự luận ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi, điểm của bài thi tự
luận và bài thi trắc nghiệm được quy về thang điểm 10.
Các cán bộ soạn thảo đề thi và phản biện đề thi là giảng viên các
trường ĐH, CĐ, nghiên cứu viên các viện nghiên cứu, giáo viên trường phổ
thông. Mỗi môn thi có một tổ ra đề thi gồm Trưởng môn đề thi và các cán
bộ soạn thảo đề thi.
Giáo viên chấm bài thi tự luận theo hướng dẫn chấm, đáp án, thang
điểm của Bộ. Bài thi được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25; không
quy tròn điểm. Các phiếu bài làm trắc nghiệm của thí sinh đều được chấm
bằng máy và phần mềm chuyên dụng. Phần mềm chấm có chức năng kiểm dò và
xác định các lỗi theo quy chế thi.
4 giấy chứng nhận kết quả
Thí sinh được cấp 1 giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển
nguyện vọng 1 và 3 giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét nguyện vọng
bổ sung.
Giấy chứng nhận dùng xét tuyển nguyện vọng 1 có thể đăng ký vào tối đa
bốn ngành (hoặc nhóm ngành) của cùng một trường trong đợt đầu tiên.
Trong thời gian xét tuyển nếu thấy khả năng trúng tuyển thấp, thí sinh
có quyền rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển vào trường khác.
Nếu không trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh có quyền dùng ba
giấy chứng nhận kết quả thi còn lại để đăng ký xét tuyển các nguyện vọng
bổ sung. Mỗi giấy chứng nhận kết quả thi này có thể đăng ký xét tuyển
vào tối đa bốn ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường. Như vậy, thí sinh
có thể đăng ký xét tuyển tối đa vào 12 ngành thuộc ba trường khác nhau.
5 điểm trở lên đạt tốt nghiệp
Điểm xét tốt nghiệp gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công
nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình
cả năm lớp 12; được tính theo công thức sau:
![]() |
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân, do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện.
Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật từ mức huỷ bài thi
trở lên, tất cả các bài thi đều đạt trên 1 điểm và có điểm xét tốt
nghiệp từ 5 điểm trở lên được công nhận tốt nghiệp THPT.
Sau khi báo cáo Bộ, giám đốc sở GD&ĐT công bố kết quả công
nhận tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh
sách tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh.
Giấy chứng nhận do Hiệu trưởng trường phổ thông ký và có giá trị đến khi
được cấp Bằng tốt nghiệp THPT chính thức.
Thanh tra thi thường xuyên
Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, Bộ trưởng Giáo dục sẽ thành lập
các đoàn thanh tra việc chuẩn bị thi, coi thi, chấm thi, phúc khảo và
xét công nhận tốt nghiệp THPT tại tất cả các Hội đồng và Sở Giáo dục.
Giám đốc các Sở Giáo dục được quyết định thanh tra và thành lập đoàn
thanh tra việc chuẩn bị thi của các cơ sở giáo dục và xét công nhận tốt
nghiệp THPT trên địa bàn.
Như vậy, sau hơn 45 ngày trưng cầu dân
ý, Bộ Giáo dục đã hoàn chỉnh quy chế thi với nhiều thay đổi như tổ chức
thêm cụm thi địa phương tùy theo yêu cầu, bãi bỏ thang điểm 20, quay về
thang điểm 10, tăng thêm cơ hội xét tuyển cho thí sinh...
Đăng ký các ngành học tại đây
Trung cấp điều dưỡng
CĐ dược
CĐ điều dưỡng
....