HotLine: 04.3995.5533

Y sỹ Đa khoa

Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi kể cà nơi thực tập.

Những giây trong thư viện

Tìm kiếm thông tin trên internet giúp nâng cao khả năng học.

Điều dưỡng Đa Khoa

Kết thúc khóa thực tập.

Trung cấp Dược

Sinh viên trong ngày lễ nhận bằng tốt nghiệp.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

TRUNG CẤP DƯỢC TUYỂN SINH

Trung cấp Dược tại Hà Nội  là trường chuyên đào tạo nhân lực ngành Y Dược thông báo tuyển hệ Trung cấp Dược chính qui văn bằng Quốc gia  như sau:

1.Dược sỹ trung cấp : Học 01 năm

Áp dụng cho các đối tượng đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học nhóm ngành sức khỏe, kinh tế, kỹ thuật….
Liên hệ ngay để nhập học ngay trong tháng 10/2015, thầy Mạnh: 0904.991.997

2.Dược sỹ trung cấp : Học 02 năm

Áp dụng cho các đối tượng: tốt nghiệp THPT hoặc văn bằng tương đương cấp 3.
Liên hệ ngay để nhập học ngay trong tháng 10/2015, cô Hường: 0902.147.301

3. Dược sỹ trung cấp: Học 02 năm 3 tháng

Áp dụng cho các đối tượng: học xong lớp 12, trượt tốt nghiệp THPT, BTVH. Đối tượng này sẽ phải học bổ sung văn hóa 03 tháng để hoàn thiện chương trình PTHT cấp 3.
Liên hệ ngay để nhập học ngay trong tháng 10/2015, thầy Ngọc: 0969.864.555

3. Hình thức xét tuyển: Xét tuyển vào học không phải thi.

4. Hồ sơ đăng ký học Trung Cấp Dược gồm:

  • – 02 bản sao công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2013.
  • – 02 bản sao công chứng Học bạ THPT.
  • – 02 bản sao công chứng Bằng + Bảng điểm (nếu thí sinh đã tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học).
  • – Bản sao giấy khai sinh.
  • – 02 ảnh (3×4) + 01 ảnh (2×3) cho vào phong bì (ảnh chụp trong thời gian không quá 3 tháng, ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh ở mặt sau ảnh).
  • – Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
  • – Giấy tờ khác (nếu thuộc đối tượng ưu tiên).
Địa điểm tiếp nhận hồ sơ:
Ban tư vấn tuyển sinh Trung cấp  Y Dược

Phòng E103 – Trường Cao Đẳng Nghề Hà Nội

Địa chỉ: Số 131 Thái Thịnh – Láng Hạ – Đống Đa – Hà Nội.

Điện thoại: 04.3995.5533  – 0904.991.997 – 0902.147.301

Lưu ý: Nhà trường khai giảng liên tục các lớp trong và ngoài giờ hành chính,lớp học buổi tối, lớp học cả ngày thứ 7 chủ nhật, thời gian học linh hoạt để học viên lựa chọn cho phù hợp với quỹ thời gian của bản thân.
Chi tiết xem tại Website : tuyensinhtoanquoc.com

Thứ Năm, 24 tháng 9, 2015

Ngưng xét tuyển dù thiếu cả ngàn chỉ tiêu

Hôm nay (24-9), các trường ĐH-CĐ công bố kết quả đợt 2 xét tuyển nguyện vọng bổ sung (NVBS) (từ ngày 11 đến 21-9). Ghi nhận của Pháp Luật TP.HCM đến hôm qua (23-9), nhiều trường ĐH-CĐ vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Bên cạnh các trường tuyên bố tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NVBS đợt 3 thì nhiều trường thông báo ngưng xét tuyển vì cho rằng nguồn tuyển sinh đã cạn.

Tuyển không đủ, sa thải bớt giáo viên
Với tình trạng tuyển không đủ chỉ tiêu, nhiều trường ĐH-CĐ phải đối mặt với những khó khăn trong hoạt động đào tạo. PGS Vũ Văn Hóa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cho biết đợt 1 xét tuyển NV (từ ngày 1 đến 20-8), trường còn may mắn nhận được khoảng 1.800 hồ sơ nhưng cả hai đợt xét NVBS (từ ngày 26-8 đến 7-9 và từ ngày 11 đến 21-9) thì tình cảnh tồi tệ hơn rất nhiều. Hiện giờ chưa ngành nào của trường này tuyển đủ chỉ tiêu.
“Trong cả hai đợt xét NVBS, chúng tôi chỉ nhận được hơn 100 hồ sơ. Như vậy, tính cả ba đợt xét tuyển trường còn thiếu hơn 3.000 chỉ tiêu tuyển sinh. Chúng tôi chán quá rồi nên đã giải tán khu vực đón tiếp thí sinh (TS) làm thủ tục đăng ký xét tuyển. Trong đợt xét tuyển kế tiếp, TS có đến đăng ký thì qua văn phòng giáo vụ của trường thôi” - ông Hóa ngán ngẩm.
3
Ông Hóa cũng thừa nhận chưa bao giờ tình trạng tuyển sinh của trường lại rơi vào cảnh trớ trêu như hiện nay. Việc tuyển thiếu nhiều chỉ tiêu khiến trường đối mặt với những khó khăn: thừa rất nhiều giảng viên, dư hơn vài chục ngàn m2 phòng học. “Nếu tình trạng này kéo dài thì trường phải sa thải bớt giáo viên” - ông Hóa nói.
Trường CĐ Cộng đồng (Hà Nội) cũng phải đối mặt với những khó khăn vì thiếu nguồn tuyển trầm trọng. Kết thúc ba đợt xét tuyển trường mới tuyển được khoảng 30% trong tổng số 700 chỉ tiêu. Đại diện phòng đào tạo cho biết nhà trường tiếp tục nhận hồ sơ đến hết ngày 25-10 với mong muốn tuyển thêm được TS, vì việc tuyển không đủ chỉ tiêu khiến nhà trường gặp khó khi bố trí giảng dạy.
Tương tự, nhiều trường ĐH-CĐ khác thuộc khu vực Hà Nội như ĐH Kinh doanh và Công nghệ, ĐH Lâm nghiệp, ĐH Công nghiệp Việt-Hung, CĐ Điện tử-Điện lạnh Hà Nội… cũng không tuyển được TS. Mệt mỏi với công việc tuyển sinh kéo dài, nhiều trường đã bỏ việc thống kê danh sách TS đăng ký xét tuyển theo ngày. Thay vào đó, nếu TS nào đến mà đủ điều kiện trường sẽ cấp giấy báo nhập học sau 5-10 phút.

Duy trì lớp học thay vì đóng cửa
Trong khi đó, tình hình xét tuyển NVBS của các trường ĐH-CĐ khu vực TP.HCM cũng không khá hơn. Sau hai đợt xét tuyển, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu (6.200 chỉ tiêu ĐH và 1.200 chỉ tiêu CĐ), do vậy trường này tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển NVBS đợt 3. Phụ trách bộ phận tuyển sinh của trường cho biết hiện vẫn còn 1.400 chỉ tiêu xét tuyển cho tất cả ngành đào tạo.
Đặc biệt, nhóm ngành kỹ thuật của trường này là kiến trúc và thiết kế thiếu khá nhiều chỉ tiêu. Bộ phận tuyển sinh cho hay ngành kiến trúc thiếu 100 chỉ tiêu bậc ĐH và thiết kế đồ họa thiếu 150 chỉ tiêu bậc ĐH và 50 chỉ tiêu bậc CĐ.
May mắn hơn, Trường ĐH Văn Hiến cho biết đã tuyển gần đủ chỉ tiêu (2.500) cho các ngành. Tuy nhiên, hai ngành đặc thù là ngành piano, thanh nhạc; ngành ngôn ngữ Trung Quốc và các lớp chất lượng cao ngành quản trị kinh doanh, chuyên ngành kinh doanh quốc tế và quản trị doanh nghiệp thủy sản chưa đủ.
Phụ trách truyền thông của trường cho hay dù còn thiếu chỉ tiêu ở các ngành đặc thù nhưng trường sẽ không xét tuyển bổ sung đợt 3.
ThS Hoàng Đức Bình, Giám đốc Trung tâm Tư vấn - Tuyển sinh và Truyền thông Trường ĐH Hoa Sen, cho biết trong khi các nhóm ngành kinh tế, dịch vụ đã lấp kín chỉ tiêu thì ngược lại, hai nhóm ngành khoa học công nghệ (công nghệ thông tin, mạng máy tính, kỹ thuật phần mềm) và thiết kế (thời trang, nội thất, đồ họa) lại tuyển không đủ. Trong khi các năm trước số TS đăng ký học hai nhóm ngành này khá cao.
Ông Bình phân tích nhu cầu doanh nghiệp vẫn rất cần nhân lực thuộc hai nhóm ngành khoa học công nghệ và thiết kế nên trường sẽ cân nhắc kỹ để tiếp tục duy trì hai nhóm ngành này đủ duy trì lớp học thay vì đóng cửa. Ông Bình cũng cho biết trường sẽ không tiếp tục xét tuyển bổ sung đợt 3 vì xét thấy nguồn tuyển không còn dồi dào.
Trước tình hình tuyển sinh ảm đạm và có nhiều thay đổi trong lựa chọn ngành học, dự kiến cuối tháng 10 này, Hiệp hội Các trường ĐH-CĐ Việt Nam sẽ tổ chức hội thảo đánh giá kỳ thi vừa qua và công tác tuyển sinh, đồng thời đề ra phương hướng khắc phục cho năm tới.
Số trường ĐH phình to
Phó hiệu trưởng phụ trách tuyển sinh một trường CĐ ngành dịch vụ, du lịch tại TP.HCM cho rằng nhiều năm nay công tác tuyển sinh tại các trường ĐH-CĐ ngoài công lập gặp nhiều khó khăn, không tuyển đủ chỉ tiêu ở hầu hết các ngành. Nhiều trường lên tiếng không hiểu TS đi đâu mà hồ sơ nộp vào lác đác, việc xét tuyển NVBS như cảnh chợ chiều. Tuy nhiên, đánh giá thấu đáo thì hơn 10 năm nay bình quân mỗi năm có trên 1 triệu thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia, con số này khá ổn định. Ngược lại, số trường ĐH phình ra nhiều, chỉ tiêu tuyển sinh trường nào cũng phình to hơn. Như vậy điều dễ thấy là các trường ĐH tốp trên, công lập và một số trường ĐH ngoài công lập đã hút hết TS, số còn sót lại vào các trường ĐH tốp dưới và CĐ không còn bao nhiêu.
“Ngay từ bây giờ, các trường ĐH-CĐ nếu không tập trung nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng uy tín nhà trường thì những năm tới sẽ khó lấp kín chỉ tiêu tuyển sinh hơn. Bởi bây giờ TS có nhiều lựa chọn ngành, trường phù hợp với khả năng học tập, điều kiện tài chính và nhu cầu tuyển dụng xã hội” - vị này phân tích.
Vị này cũng cho rằng nhiều trường trung cấp sống được là nhờ hai nhóm ngành sư phạm mầm non và chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, nếu không có sự đánh giá đúng nhu cầu nhân lực xã hội hai nhóm ngành này thì vài năm tới tình trạng “bội thực” hai ngành này là hệ lụy không thể tránh khỏi.
_________________________________
Thống kê của Bộ GD&ĐT, kết thúc đợt 2 xét tuyển NVBS, có 21 trường ĐH, 19 trường CĐ phía Bắc và 6 trường ĐH, 26 trường CĐ phía Nam còn dư thừa hàng chục ngàn chỉ tiêu.

Ngành cử nhân dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội thắng lớn mùa tuyển sinh

Ngành Cử nhân Dinh dưỡng tại Đại học Y Hà Nội vừa công bố kết quả thắng lớn mùa tuyển sinh thứ 3, niên khóa 2015-2019. Mặc dù quy chế tuyển sinh mới, mức điểm chuẩn là 23, cao hơn so với năm 2014, nhưng số lượng tân sinh viên nhập học lên tới 58 sinh viên, vượt chỉ tiêu đặt ra là 50 sinh viên.


Cử nhân Dinh dưỡng là một ngành học mới tại Việt Nam và Đại học Y Hà Nội là trường Đại học tiên phong trong lĩnh vực đào tạo này. Mới nhưng không có nghĩa non trẻ, bởi lẽ khởi nguồn từ cái nôi đào y tế hàng đầu trên cả nước, ngành học này đã kế thừa không chỉ những kinh nghiệm đào tạo được đúc kết từ tất cả các ngành khác của Đại học Y Hà Nội mà còn là những thành tựu đào tạo về dinh dưỡng trên thế giới, kết hợp với sự đầu tư bài bản và hỗ trợ hiệu quả từ phía các đơn vị hợp tác và điều phối là Viện Dinh dưỡng và Tập đoàn Ajinomoto.
Một nội dung quan trọng hỗ trợ cho các tân sinh viên và ngành học này đó chính là những chương trình hợp tác giảng dạy chuyên môn chuyên sâu, được hỗ trợ bởi các đơn vị và trường đại học hàng đầu về dinh dưỡng tại Nhật Bản như Hội Dinh dưỡng Nhật Bản, Đại học Dịch vụ Nhân sinh Kanagawa, Đại học Jumonji. Các sinh viên sẽ được cập nhật những kiến thức về dinh dưỡng mới nhất theo thang đo quốc tế. Ngoài ra, các sinh viên xuất sắc của ngành cũng sẽ có những cơ hội tham gia chương học tập và nghiên cứu tại Nhật Bản do tổ chức JICA và Hội Dinh dưỡng Nhật Bản hỗ trợ cũng như cơ hội nhận được Học bổng từ phía Công ty Ajinomoto Việt Nam.
Với nhu cầu ngày càng mạnh mẽ trên thế giới cũng như tại Việt Nam, cử nhân Dinh dưỡng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các dinh dưỡng viên.  Môi trường làm việc của cử nhân dinh dưỡng bao gồm các tổ chức dinh dưỡng, y tế và sức khỏe như bệnh viện, trường học, các cơ quan quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm, các doanh nghiệp thực phẩm…
Được biết, ngành đào tạo Cử nhân Dinh dưỡng nằm trong khuôn khổ Dự án Phát triển Hệ thống Dinh dưỡng Việt Nam – một hoạt động tạo lập giá trị chung với cộng đồng ý nghĩa của Tập đoàn Ajinomoto và Công ty Ajinomoto Việt Nam và sẽ sớm được triển khai tới các trường đại học y dược lớn khác trên toàn quốc cùng với những hoạt động phát triển chính sách liên quan đến dinh dưỡng.

Áp lực lớn với trường ĐH, CĐ xét tuyển đợt cuối

Ngày 25-9, các trường chưa tuyển đủ chỉ tiêu sẽ bắt đầu đợt xét tuyển bổ sung lần 3, tức là đợt 4 trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2015 và là đợt cuối của khối đại học. Không còn nhiều hy vọng, nhiều trường đã thúc giục Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam họp bàn, gỡ khó cho các trường ngoài công lập trước áp lực không tuyển sinh đủ.

Điểm sàn công lập cũng tuyển hết
Trong số hơn 50 trường ĐH, CĐ xét tuyển đợt 3, có những trường ĐH còn hàng nghìn chỉ tiêu chờ đợi thí sinh nhập học. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành dành tới 2.000 chỉ tiêu tất cả các ngành nhưng kết thúc đợt 3, trường này mới chỉ nhận được khoảng 100 hồ sơ. Vì vậy, chắc chắn trường sẽ phải tiếp tục xét tuyển đợt 4 từ nay đến hết ngày 15-10. Tương tự, dù thông báo tuyển đến 3.000 chỉ tiêu hệ ĐH và 400 chỉ tiêu CĐ, xét tuyển cả những thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia lẫn xét tuyển bằng học bạ nhưng trong bảng cập nhật danh sách xét tuyển mới nhất của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chỉ có 92 thí sinh của cả 2 hệ nộp hồ sơ tính đến thời điểm cuối đợt xét tuyển 3. 
Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng trường ĐH DL Hải Phòng chia sẻ lo lắng: “Không chỉ riêng trường ĐH DL Hải Phòng, nhiều trường ngoài công lập khác có uy tín, thương hiệu lâu năm cũng chung hoàn cảnh vất vả khi xét tuyển. Rõ ràng kỳ tuyển sinh năm nay, cán cân hoàn toàn rơi vào các trường công lập. Các trường lớn như ĐH Kinh doanh và Công nghệ cũng còn tới hàng nghìn chỉ tiêu, trong khi đây là một trong những trường tuyển sinh tốt các năm trước. Tôi thấy trường ngoài công lập dù rất muốn thu hút thí sinh nhưng cũng quá khó khi thí sinh đạt điểm sàn cũng bị các trường công lập tuyển gần hết”. 
Bà Nguyễn Thị Hằng Nga, Trưởng phòng Đào tạo trường CĐ Điện tử - Điện lạnh Hà Nội cho hay, kết thúc 2 đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, nhà trường mới chỉ tuyển được 383 thí sinh, bằng đúng một nửa chỉ tiêu tuyển sinh năm nay của trường. Bởi vậy, khó khăn của các trường ngoài công lập, trường CĐ trong mùa tuyển sinh 2015 đã quá rõ. 

Nóng lòng chờ được giải tỏa áp lực
Ngày 24-9, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ đã nhận được báo cáo của 308 trường (4 đại học, 171 trường ĐH, học viện và 133 trường CĐ) trên tổng số khoảng 400 trường xét tuyển từ điểm thi THPT quốc gia. Theo đó, có 86 trường ĐH, CĐ tuyển được 100% chỉ tiêu ngay từ đợt 1, 123 trường ĐH và 52 trường CĐ tuyển được từ 50% chỉ tiêu trở lên. Tuy nhiên cũng có tới 100 trường báo cáo tuyển sinh được dưới 30% sau đợt 1 xét tuyển. Ở đợt xét tuyển đầu tiên này, đã có 73% thí sinh trong tổng số hơn 500.000 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ đã trúng tuyển.
2
Đánh giá về khâu xét tuyển năm nay, đến thời điểm này, Bộ GD-ĐT nhận định điểm trúng tuyển của các trường thể hiện sự phân tầng khá rõ nét. Ở tất cả các nhóm trường (trường ĐH trọng điểm, trường ĐH tốp giữa, trường CĐ, trường ĐH ngoài công lập) đều có những trường tuyển sinh đủ chỉ tiêu. Các trường tốp đầu đều có điểm trúng tuyển ở mức cao. 
Tuy nhiên, đối với các nhóm sau, việc phân tầng về mức điểm đầu vào lại không được Bộ GD-ĐT nhận định cụ thể. Đây chính là khâu mà các trường ngoài công lập và CĐ băn khoăn khi việc không phân định khu vực tuyển sinh của khối công lập khiến họ cạn nguồn tuyển. “Việc để các trường công lập được tuyển vượt chỉ tiêu 5-10% cũng là quy định không hợp lý và gây không ít khó khăn cho chúng tôi” – GS Trần Hữu Nghị chỉ rõ. Những khó khăn này, theo vị Hiệu trưởng trường ĐH DL Hải Phòng, sẽ được các trường phản ánh rõ trong buổi họp góp ý về thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ do Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam tổ chức tới đây với mong muốn Bộ GD-ĐT đưa ra giải pháp giảm áp lực tuyển sinh.

Thông tin cập nhật từ Bộ GD-ĐT đến ngày 24-9, 13 trường ĐH, CĐ đã chính thức công bố nhu cầu xét tuyển đợt 4. Trong đó có 5 trường đại học gồm: ĐH Công nghệ Đông Á 800 chỉ tiêu; ĐH Công nghiệp Việt Hung 600 chỉ tiêu, ĐH Công nghiệp Dệt may Hà Nội 600 chỉ tiêu… Đợt xét tuyển này kéo dài từ 25-9 đến hết ngày 15-10.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Gương sáng y đức quanh ta (Kỳ 2)

Cuối năm học 12, qua sự động viên của gia đình, Sơn Thị Thanh Hòa thi và đậu vào ngành Điều dưỡng Trường Trung học Y tế Cần Thơ (nay là Trường Cao đẳng Y tế Cần Thơ). Những ngày thực tập tại bệnh viện, chứng kiến bao nỗi đau đớn của bệnh nhân, Hòa bắt đầu cảm thấy yêu nghề và muốn được góp sức chia sẻ. Tháng 6-1996, sau khi tốt nghiệp, Hòa xin vào làm việc tại Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ. Năm đó, cô 22 tuổi.

3
Sơn Thị Thanh Hòa, Điều dưỡng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ

Thanh Hòa có dáng người cao ráo, gương mặt phúc hậu, nụ cười hiền và đôi mắt biết nói. Cô còn được “trời phú” chất giọng trong trẻo, nhẹ nhàng nên những thắc mắc, thậm chí có cả sự nổi nóng của người nhà bệnh nhi khi gặp điều dưỡng Thanh Hòa, hầu hết đều được giải tỏa. Khi có chồng, rồi làm mẹ hai đứa con nhỏ, chứng kiến các bệnh nhi phải đau đớn chống chọi với bệnh tật, cô rất cảm thương nên luôn đặt mình vào nỗi đau, nỗi lo của cha mẹ, người thân bệnh nhi. Dù mệt, áp lực công việc căng thẳng trong những ca cấp cứu nhưng Thanh Hòa luôn hòa nhã, ân cần với gia đình bệnh nhi. Cô nói: “Làm nghề này phải thật tỉnh táo và vững tinh thần, không được hoang mang mà còn phải biết cách động viên, an ủi gia đình bệnh nhi nữa”. Anh Hồ Đinh Toàn, ông xã của Hòa, tuy không chung ngành nhưng rất ủng hộ vợ, tạo mọi điều kiện để Hòa làm việc tốt, dù kinh tế gia đình họ còn lắm khó khăn.
Điều dưỡng Phạm Thị Ngọc Điệp, một đồng nghiệp gần 14 năm công tác chung với Hòa, nhớ lại: “Vào buổi sáng một ngày gần Tết 5 năm trước, khi Hòa và một đồng nghiệp vừa rảo một vòng qua các giường bệnh thì lập tức Hòa phát hiện một bệnh nhi có dấu hiệu khác thường, cô xốc ngay đứa bé đưa vào giường cấp cứu, nhanh tay chụp dụng cụ bóp bóng tiếp thở cho bé, miệng kêu: “Bác sĩ ơi, đặt nội khí quản cứu cháu bé, cứu!”. Nhờ Hòa phát hiện và cấp cứu kịp thời, bệnh nhi này thoát chết trong tích tắc. Chị Điệp nói Hòa là người rất có lương tâm và trách nhiệm trong công việc. Cô theo dõi kỹ diễn tiến của bệnh nhân để kịp thời báo cáo và xin y lệnh của bác sĩ trực. Mặc dù được chuyển qua làm công tác hành chính để tiện việc chăm sóc con nhỏ nhưng hễ có ca cấp cứu là Hòa sẵn sàng tiếp giúp đồng nghiệp.
Bác sĩ Hà Anh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, nhớ có lần Hòa theo xe cấp cứu chuyển một bé trai 2 tuổi đi đến Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh, khi gần tới Vĩnh Long, đột nhiên em bé này ngưng thở. Hòa nhanh tay làm các thủ thuật tiếp hơi liên tục và đề nghị tài xế cho xe cứu thương ghé vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. Nhờ được các y bác sĩ ở bệnh viện này đặt nội khí quản, bệnh nhi qua cơn nguy kịch và được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh an toàn.
Tiến sĩ Bác sĩ Lê Hoàng Sơn, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, cho biết: “Sơn Thị Thanh Hòa là một trong những điều dưỡng gương mẫu, thực hiện tốt y đức và là một trong những thành viên được khen thưởng nóng vì đã tham gia cứu sống bệnh nhi trong những ca cấp cứu nguy kịch”.

Gương sáng y đức quanh ta (Kỳ I)

Có người đến với ngành y bằng sự gợi ý của người thân, nhưng cũng có người từng ôm ấp giấc mơ được trở thành thầy thuốc để chăm sóc sức khỏe cho gia đình và bà con lối xóm... Mỗi người mỗi cảnh, nhưng khi hành nghề họ lại có chung nhịp đập trái tim nhân ái để thực hiện sứ mệnh cao cả: cứu người bằng tất cả tấm lòng, y đức của người thầy thuốc. Hy vọng những câu chuyện về tấm gương sáng y đức sẽ như những nốt nhạc làm ấm lòng người...

Hơn 10 năm trước, vào một buổi chiều của ngày cuối năm, Trạm Y tế Trường Lạc tiếp nhận một bệnh nhân nam bị hôn mê, do uống nhiều rượu. Trong lúc người nhà bệnh nhân đã chuẩn bị cho tình huống xấu... thì bác sĩ Dũng (lúc này là y sĩ của Trạm) bình tĩnh thực hiện các thao tác cấp cứu, tránh cho bệnh nhân bị nghẹt thở do tiết đàm. Trên đường đưa bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên, anh liên tục thao tác chân đạp máy - tay hút để lấy đàm cho bệnh nhân. Nhờ làm tốt các thao tác cấp cứu ban đầu, khi đến bệnh viện, bệnh nhân kịp thời được cứu sống.
2
Bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Việt Dũng đang xử lý vết thương cho bệnh nhân.

Và những câu chuyện về bác sĩ Nguyễn Việt Dũng, Trưởng Trạm Y tế phường Trường Lạc, quận Ô Môn (TP Cần Thơ) còn được người nhà bệnh nhân nhắc đến với lòng cảm kích một người ơn cứu mạng.
...Một ngày cuối tháng 8-2009, khoảng 19 giờ, chị Huỳnh Thị Bởi ở xã Tân Thới, huyện Phong Điền, được người nhà đưa đến nhà bác sĩ Dũng để chích thuốc giảm đau, do chị vừa trợt té sau sàn nước, bị đau thắt mạn sườn trái... Đang ăn cơm, bác sĩ Dũng vội bỏ đũa, nhanh chóng khám lâm sàng cho bệnh nhân. Lúc này, chị Bởi khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, vã mồ hôi lạnh. Bác sĩ Dũng nghĩ ngay đến “vỡ lách”. Anh nói với người nhà lập tức đưa bệnh nhân đến Trạm Y tế. Còn anh tức tốc chạy xe đến trạm, đồng thời gọi liền xe cấp cứu gần đó và gọi điện thoại ngay cho anh Nguyễn Văn Nho, chồng chị Bởi. Bác sĩ Dũng nhanh chóng xử lý cấp cứu giảm đau, nâng huyết áp cho bệnh nhân, sẵn sàng mọi điều kiện hỗ trợ bệnh nhân trên đường chuyển viện. Kể lại chuyện này, anh Nguyễn Văn Nho không giấu được xúc động: “Lúc đó, nghe bác sĩ Dũng gọi, tôi đến Trạm Y tế kịp lúc lên xe cấp cứu đi cùng vợ đến Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Vợ tôi được đưa vào mổ gấp... Bác sĩ mổ cho vợ tôi nói nhập viện trễ một chút là vợ tôi tiêu rồi!”. Chị Bởi ứa nước mắt tiếp lời chồng: “Nếu hôm ấy bác sĩ Dũng không bỏ bữa cơm... thì tôi đã không còn ngồi đây...”. Nhiều bà con nơi đây còn cho biết đã quen thuộc với cảnh bác sĩ Dũng đến tận nhà khám bệnh, cấp thuốc cho những người lớn tuổi, già yếu, đi đứng khó khăn, không thể ra Trạm Y tế.
Khi tôi đem những chuyện này kể lại với bác sĩ Dũng, anh cười đôn hậu: “Người thầy thuốc nào trong hoàn cảnh của tôi lúc ấy cũng đều làm như vậy”. Anh nói mình rất ngưỡng mộ những thầy thuốc đã chiến thắng được bản thân, không bị đồng tiền cám dỗ. Họ đã đem hết tâm huyết, năng lực của mình điều trị cho bệnh nhân mà không một chút mảy may nghĩ đến lợi lộc cho riêng mình.
Người có ảnh hưởng sâu sắc đối với nghề nghiệp của bác sĩ Dũng chính là mẹ anh - y sĩ quân y Nguyễn Thị Lâm. Cha anh hy sinh ngay mùng một Tết năm 1970, khi anh mới lên 6 tuổi. Anh nói mình được thừa hưởng chất lính Cụ Hồ của cha và nhiệt tâm người thầy thuốc của mẹ. Năm 2000, mẹ anh đột ngột qua đời vì bệnh nan y. Đó cũng là một trong những lý do mà năm 2003 anh đã theo học chuyên khoa 1 bác sĩ gia đình. Người thân trong gia đình bác sĩ Dũng hầu hết theo ngành y. Em gái anh, Nguyễn Thị Thu - y sĩ của Trạm Y tế phường Trường Lạc; vợ anh, Trần Mỹ Hạnh - dược sĩ trung học, đang quản lý một cửa hàng bán thuốc tây tại chợ Ba Se. Ánh mắt chị Mỹ Hạnh ngời sáng niềm hạnh phúc khi nói về chồng mình: “Anh Dũng thường nói, đã theo nghề này thì tất cả phải vì bệnh nhân. Nếu vì ngại cực, ngại khó mà chậm một giây có thể gây hại cho bệnh nhân. Thế nên, mẹ con tôi đã quen với cảnh khi cả nhà vừa dọn cơm chưa kịp ăn hay nửa đêm đang ngon giấc... có bệnh gọi là ảnh tức tốc đến trạm ngay”...
Những ngày cuối năm 2009, bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Việt Dũng, Trưởng Trạm Y tế phường Trường Lạc, nhận được Quyết định của Sở Y tế TP Cần Thơ bổ nhiệm làm Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng quận Ô Môn.

Học ngành dược, ra trường bạn sẽ làm gì?

Khi nhắc tới ngành dược sĩ, không ít người nghĩ rằng làm nghề dược nghĩa là trở thành nhân viên bán thuốc tại các quầy thuốc... Thực ra, phạm vi hoạt động của nghề dược rộng lớn hơn nhiều. Tùy thuộc vào trình độ, sở thích, năng lực... bạn có thể tham gia các lĩnh vực dược khác nhau.
Ở nước ta, cùng sự phát triển kinh tế và hội nhập với thế giới, lĩnh vực hoạt động của ngành dược đang ngày càng được mở rộng, tham gia thường xuyên và tích cực hơn vào công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Dược sĩ trung học
Dược sĩ trung học hay còn gọi là dược sĩ trung cấp được phép tham gia làm việc ở tất cả các lĩnh vực khác nhau của ngành dược với vai trò trợ lý của dược sĩ đại học.
Hiện nay, nước ta vẫn còn tồn tại tình trạng thiếu nhân lực trong ngành dược nên ở một số địa phương vùng núi, vùng sâu, vùng xa, dược sĩ trung cấp được ủy nhiệm vai trò của dược sĩ đại học. Những dược sĩ trung cấp này thường được giao giữ vị trí chủ nhiệm quầy thuốc huyện, phụ trách khoa dược của trung tâm y tế huyện...
Bên cạnh đó, bởi vì nhu cầu về nhân lực cho nên nước ta đang có khá nhiều chính sách hỗ trợ cho các học viên học trung cấp dược. Cụ thể là chính sách giảm học phí cho các học viên học trung cấp dược mới tốt nghiệp THCS.
dieu_duong
Khởi đầu từ một dược sĩ trung học, bạn hoàn toàn có thể tự học hỏi, rèn luyện kiến thức. Và chẳng có gì ngăn cản bạn nỗ lực vượt qua kì thi tuyển để vào học hệ đại học không chính quy, trở thành dược sĩ đại học.

Dược sĩ đại học
Với tấm bằng dược sĩ đại học, bạn có thể tham gia vào toàn bộ thế giới rộng lớn của ngành dược. Khả năng lựa chọn công việc của bạn rất phong phú. Dưới đây là một số lĩnh vực chủ yếu:
 Quản lý Nhà nước về Dược: Làm việc trong lĩnh vục quản lý Nhà nước về dược, nghĩa là bạn đang chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành dược của đất nước. Ngoài kiến thức chuyên môn trong ngành dược, bạn còn cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác, tuỳ vào từng vị trí cụ thể

 Nghiên cứu dược phẩm: Bạn còn nhớ câu chuyện về cuộc chiến chống lại bệnh bạch hầu chứ? Nếu bạn say mê hoá học và sinh học, luôn muốn làm nên những điều kỳ diệu và có ích để chăm sóc tốt hơn sức khoẻ cộng đồng, nghiên cứu dược phẩm sẽ là lĩnh vực rất tốt để bạn cống hiến sức lực và trí tuệ.
Chỉ cần điểm qua một vài lĩnh vực nghiên cứu thôi cũng đủ thấy bạn có rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp:
  • Tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc: cây cỏ, hóa chất...
  • Bào chế: từ nguyên liệu làm thành chế phẩm thuốc đạt tiêu chuẩn chất lượng.
  • Nghiên cứu tác dụng của thuốc mới: tác dụng dược lý, sinh hóa, độc tính...
  • Động dược học (nghiên cứu sự hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc trong cơ thể...).
  • Sinh dược học (nghiên cứu ảnh hưởng của những yếu tố trong con người đến tác dụng của thuốc)...
  • Và còn rất nhiều lĩnh vực hấp dẫn khác.
 Sản xuất thuốc (Đông dược, Tân dược): Muốn đến được với mọi người, thuốc trước hết cần phải được sản xuất ra. Ngày nay, việc nghiên cứu và sản xuất thuốc tại Việt Nam, làm ra những viên thuốc mang nhãn hiệu “made in Việt Nam”, hợp với túi tiền người dân nước ta đang ngày càng được quan tâm đầu tư. Sao bạn lại không nằm trong mắt xích quan trọng này nhỉ?

 Phân phối lưu thông thuốc: Phân phối, lưu thông thuốc cũng là “khâu” thiết yếu để đưa thuốc đến với tất cả mọi người trong xã hội, bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.
Quy trình phân phối thuốc hiện nay được thực hiện từ Trung ương đến địa phương và tới từng người bệnh. Nếu bạn có một chút “máu kinh doanh”, có lẽ lĩnh vực này sẽ hấp dẫn bạn. Nhưng hãy nhớ rằng, trong nghề thuốc, là một dược sĩ chân chính, y đức luôn phải được đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, là một dược sĩ đại học, bạn có thể quan tâm đến những công việc cũng đầy tiềm năng khác như:
  •  Kiểm nghiệm chất lượng thuốc.
  •  Quản lý, cung cấp thuốc cho khoa lâm sàng ở bệnh viện.
  •  Tham gia cùng bác sĩ kê đơn thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh (còn gọi là dược lâm sàng).
  •  Pha chế thuốc theo đơn của bác sĩ.
  •  Quảng cáo, tiếp thị thuốc.
  •  Giảng dạy trong các trường đại học, trung học dược, y.
  •  Làm việc ở một số tổ chức trong nước và quốc tế về dược phẩm và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.